Thứ Bảy, 29 tháng 2, 2020

Tín đồ Tân Thiên Địa lo sợ bị tẩy chay

Ji-yeon, thợ làm móng ở thành phố Daegu, là một trong khoảng 230.000 tín đồ của giáo phái Tân Thiên Địa, được xem là "điểm đen" của dịch Covid-19 ở Hàn Quốc sau khi một nữ tín đồ 61 tuổi, "bệnh nhân số 31", lây nhiễm virus cho nhiều người tại các buổi lễ của giáo phái. Ji-yeon giờ lo sợ mọi người sẽ phát hiện ra sự thật này.

Giới chức Hàn Quốc tin rằng phần lớn ca nhiễm nCoV ở nước này là thành viên của Tân Thiên Địa hoặc từng tiếp xúc với người trong giáo phái, khiến nỗi sợ hãi và oán hận hướng về Tân Thiên Địa ngày một tăng.

Chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Gwangju bị đóng cửa hôm 27/2. Ảnh: AP.

Chi nhánh của giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Gwangju bị đóng cửa hôm 27/2. Ảnh: AP.

Tuy nhiên, Ji-yeon cho rằng không công bằng khi đổ lỗi cho các tín đồ. "Nhà thờ của chúng tôi không phải là nơi khởi nguồn của nCoV. Đây chỉ là cái cớ để đổ lỗi. Lịch sử đã cho thấy các nhóm thiểu số luôn bị đổ lỗi khi có điều gì xấu xảy ra trong xã hội. Chúng tôi đang chứng kiến điều tương tự", cô nói.

Ji-yeon gia nhập giáo phái từ hai năm trước, khi cô lần đầu từ Geochang thuộc tỉnh Nam Kyungsang tới Seoul, cách thành phố tâm dịch Daegu khoảng một giờ lái xe. Khi đang lạc lõng giữa thành phố lớn này, lời mời tham gia lớp học châm cứu miễn phí của một đồng nghiệp đến với cô như một niềm vui bất ngờ.

"Lúc đầu tôi không biết họ là giáo phái Tân Thiên Địa nhưng họ rất tốt bụng và luôn ở bên cạnh tôi. Thậm chí có hai tín đồ còn từng ngồi khóc cùng tôi khi tôi chia tay bạn trai. Do đó, tôi không thấy có vấn đề gì khi họ nói sự thật với tôi sau đó. Tại sao nó lại là vấn đề quan trọng khi những người tạm gọi là trung thực khác có thể đáng sợ và tàn nhẫn mà không cần lý do?", cô chia sẻ.

Ji-yeon cho biết thêm nhân viên y tế quận từng liên lạc và khuyên cô nên tự cách ly dù không có dấu hiệu nhiễm bệnh. Cô không còn tham gia các buổi lễ ở nhà thờ giáo phái ở Daegu từ đầu tháng này bởi chính quyền tin đó là nơi lây nhiễm nCoV liên quan tới "bệnh nhân dịch vụ biên dịch số 31".

"Chúng tôi bị đối xử không khác gì tội phạm. Mọi người đã có ấn tượng xấu với chúng tôi từ trước và chắc họ sẽ lôi tôi ra hành hình nếu biết tôi thuộc Tân Thiên Địa", Ji-yeon nói.

Tuy nhiên, những người đã rời giáo phái này lại nghĩ khác. Advent Kim, từng là tín đồ của Tân Thiên Địa và hiện là cố vấn giúp đỡ các gia đình bị ảnh hưởng bởi giáo phái này, cho biết tình hình sẽ không được giải quyết nếu không có hành động quyết liệt.

"Họ dạy tín đồ của mình nói dối để bảo vệ tổ chức của họ. Làm sao có thể gọi đó là tôn giáo khi dạy mọi người nói dối? Các tín đồ thì mù quáng làm theo. Do đó, giới chức cần phải tìm cách yêu cầu những người lãnh đạo giáo phái đưa ra chỉ thị đúng đắn cho tất cả tín đồ, để họ kịp thời xét nghiệm virus trước khi mọi thứ tệ hơn", Kim nói.

Binh lính Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng ở thành phố Daegu, hôm 27/2. Ảnh: AP.

Binh lính Hàn Quốc mặc đồ bảo hộ phun thuốc khử trùng ở thành phố Daegu, hôm 27/2. Ảnh: AP.

Thứ trưởng Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip hôm 27/2 nói rằng giới chức đã bảo mật danh sách 212.000 thành viên Tân Thiên Địa và hy vọng sớm hoàn tất việc thu thập mẫu bệnh phẩm từ hơn 1.300 thành viên thuộc các nhánh khác ở Daegu có dấu hiệu nhiễm nCoV. Ông cho biết bộ này đang cố gắng thu thập danh sách 90.000 thành viên trong giai đoạn đào tạo của giáo phái.

Advent Kim cho biết giáo phái này thiếu gắn kết chủ yếu là do cách thức chiêu mộ thành viên. "Họ không nói với người mới rằng họ là Tân Thiên Địa từ đầu. Họ chỉ nói khi cảm thấy người mới sẵn sàng chấp nhận. Sau đó, hầu hết mọi người chọn ở lại giống như tôi từng làm. Những thành viên đang đào tạo hầu như không biết nhóm của họ thuộc giáo phái khi cho rằng họ chỉ tham gia một nhóm học nghề hoặc liên quan tới sở thích, như châm cứu hoặc chăm sóc thú cưng", Kim nói.

Kim thêm rằng nhiều thành viên lâu năm được yêu cầu thâm nhập vào các nhà thờ khác để chiêu mộ người mới. Các tín đồ được yêu cầu không nói với gia đình về việc gia nhập giáo phái và không sử dụng internet. "Họ cạnh tranh để chiêu mộ người mới và sẽ bị phạt nếu không hoàn thành chỉ tiêu được giao", Kim chia sẻ.

Giới chức Hàn Quốc đang chạy đua tìm kiếm mối liên hệ giữa Tân Thiên Địa và Vũ Hán khi có nhiều thông tin cho rằng giáo phái này có chi nhánh ở đó. Trong bản ghi âm của một trong những lãnh đạo giáo phái này từng nhắc tới chi nhánh Vũ Hán. "Nhờ vào đức tin, không có thành viên của Tân Thiên Địa ở Vũ Hán bị nhiễm nCoV", theo nội dung bản ghi âm. Sau khi bản ghi âm được công bố, Tân Thiên Địa thừa nhận họ có 300 tín đồ ở Vũ Hán, mặc dù có sự hoài nghi về hoạt động của giáo phái ở đó.

Từ sau ngày 20/1, khi Hàn Quốc ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên, hơn 2.300 người đã nhiễm và 13 người tử vong. Giới chức khuyên công dân nên đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài nhưng nguồn cung ngày càng khan hiếm. Nhiều công ty cho phép nhân viên làm việc ở nhà và tránh các buổi họp trực tiếp.

Mỹ, Hàn lần đầu tiên phải hủy cuộc tập trận chung vì dịch Covid-19, trong khi Giáo hội Hàn Quốc thông báo ngừng tất cả các buổi lễ cho tới đầu tháng 3, lần đầu tiên trong suốt 236 năm hoạt động. Nhiều khu vực khác ở Hàn Quốc tạm ngưng các chuyến bay đến và đi Daegu.

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế ở Daegu, khoảng 500 y bác sĩ từ khắp Hàn Quốc đã tình nguyện tới hỗ trợ tâm dịch. Dẫu vậy, Daegu vẫn đang vật lộn để theo kịp với tốc độ gia tăng số ca nhiễm mới. Hơn một nửa số người nhiễm nCoV ở Hàn Quốc cho biết phải ở nhà vì bệnh viện quá tải.

Một người đeo khẩu trang lái scooter trên phố đối diện tòa nhà của Tân Thiên Địa ở thành phố Daigu. Ảnh: AFP.

Một người đeo khẩu trang lái scooter trên phố đối diện tòa nhà của Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu. Ảnh: AFP.

Young-il Cho, chủ hiệu thuốc đối diện một trung tâm của Tân Thiên Địa ở Yangjedong, Seoul, cho biết không dám tin vào những gì xảy ra vài ngày qua. "Rất nhiều người trẻ tuổi từng vào tòa nhà đó và ngày nào tiếng khóc lóc cũng vang lên. Tôi không biết họ có là thành viên của giáo hội không nhưng hy vọng họ không bị nhiễm virus. Việc bán khẩu trang của tôi còn có ý nghĩa gì nếu họ làm lây nhiễm virus khắp con phố này?", Young-il nói.

Mi-soon Jeong, phục vụ bàn tại một nhà hàng gần đó, có vẻ đồng cảm hơn. "Tôi không thể tha thứ cho họ nhưng tôi cũng không thể đổ lỗi cho họ vì đã gia nhập giáo phái này. Ngày nay, thật khó để tìm được công việc tốt và mọi người thường thấy buồn bã, cô đơn. Mọi thứ quá khó khăn với họ", Mi-soon nói khi xịt dung dịch khử trùng lên bàn.

Thanh Tâm (Theo Guardian )

Tổng thống Hàn Quốc đối mặt thách thức từ nCoV

Với gần 3.000 ca nhiễm nCoV cùng 16 trường hợp tử vong, Hàn Quốc giờ đây trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ hai thế giới sau Trung Quốc đại lục. Số ca nhiễm dự kiến còn tăng khi quan chức y tế bắt đầu xét nghiệm hơn 210.000 thành viên Tân Thiên Địa, giáo phái của "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ được cho là đã truyền virus cho hàng chục người khác.

Dịch bệnh lây lan nhanh chóng khiến Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phải hứng chịu làn sóng phẫn nộ từ công chúng, cũng như loạt chỉ trích của các đối thủ chính trị. Phe đối lập tuyên bố sẽ đưa "sự kém cỏi" của ông Moon thành vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử quốc hội vào ngày 15/4. Hơn một triệu người Hàn cũng ký vào bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu bãi nhiệm Tổng thống.

"Nếu dịch bệnh không được kiềm chế sớm, nó có thể gây ra thảm họa cho đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử sắp tới", Ahn Byong-jin, chuyên gia tại Đại học Kyung Hee ở Seoul, nhận định. "Các lãnh đạo hiện nay vẫn đảm nhiệm việc đưa ra kế hoạch hành động, cũng như cách kết nối với người dân giữa dịch bệnh".

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in phát biểu tại thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 hôm 25/2. Ảnh: Reuters .

Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc dường như rơi vào tình huống ngặt nghèo, khi dịch bệnh khởi phát từ Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của họ. Dù 40 nước, bao gồm Mỹ và Triều Tiên, đã hạn chế hoặc cấm nhập cảnh với người từ Trung Quốc đại lục, Hàn Quốc vẫn ngần ngại ra quyết định tương tự. Họ chỉ cấm nhập cảnh với người đến từ tỉnh Hồ Bắc, nơi dịch Covid-19 bùng phát.

Với chính quyền của ông Moon, việc cấm nhập cảnh "không mang lại lợi ích thiết thực". Nhưng theo quan điểm của những người chỉ trích, nếu không áp dụng biện pháp này, nCoV sẽ ngày càng lan rộng, đồng thời làm thu hẹp cơ hội thúc đẩy nền kinh tế vốn đang chịu tổn hại do sụt giảm mạnh về thương mại với Trung Quốc.

Hôm 26/2, Chosun Ilbo, tờ báo có quan điểm bảo thủ ở Hàn Quốc, cảnh báo việc không cấm người từ Trung Quốc trong lúc chống dịch "cũng giống như cố bắt muỗi mà để cửa sổ mở".

Tuy nhiên, Kang Min-seok, phát ngôn viên của ông Moon, lưu ý không có hành khách nào từ Trung Quốc đại lục dương tính với nCoV kể từ khi Hàn Quốc siết chặt việc sàng lọc khách Trung Quốc vào ngày 4/2, nói thêm rằng số ca nhiễm mới ở Trung Quốc bên ngoài Hồ Bắc ngày càng thấp.

Các đối thủ chính trị của ông Moon lâu nay cũng cáo buộc Tổng thống ủng hộ Trung Quốc, hoặc sợ làm "phật ý" Chủ tịch Tập Cận Bình. Hôm 20/2, trong cuộc điện đàm với ông Tập, ông Moon nói rằng "khó khăn của Trung Quốc cũng là khó khăn của chúng tôi".

Hàn Quốc đã quyên góp số lượng lớn vật tư y tế cho Trung Quốc, bao gồm 2 triệu khẩu trang loại thường, một triệu khẩu trang y tế, 100.000 bộ đồ bảo hộ và 100.000 kính bảo hộ. Trong khi đó, phe đối lập Hàn Quốc chỉ trích chính phủ vì không cung cấp đủ khẩu trang cho chính công dân nước mình.

Một số quyết định ban đầu của chính quyền ông Moon trong công tác phòng chống nCoV cũng bị lên án . Các thành viên giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu, tâm dịch Covid-19 tại Hàn Quốc hiện nay, bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh vào khoảng ngày 7-10/2, vài hôm trước khi ông Moon nói điều tồi tệ nhất đã qua.

Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục tham dự những buổi lễ vào chủ nhật, nơi hàng trăm tín đồ cầu nguyện và hát lớn trong không gian kín chật hẹp, khiến virus nhanh chóng lây lan. Tại thời điểm đó, chính phủ nhiều lần cam đoan với người dân rằng họ không cần hủy những buổi tụ tập đông người. Lee In-young, nghị sĩ thuộc phe đa số trong quốc hội, kêu gọi mọi người "nhanh chóng trở lại cuộc sống thường nhật".

Ngay cả khi ông Moon tuyên bố tình hình "đã ổn định" vào ngày 13/2, Jung Eun-kyeong, giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC), vẫn cảnh báo nhận định đó "còn quá sớm", bởi số bệnh nhân ở Trung Quốc chưa giảm mạnh. "Chúng ta phải tiếp tục cảnh giác", bà nhấn mạnh.

Bước ngoặt khiến sự lạc quan của chính phủ dường như tan biến diễn ra vào ngày 18/2, khi "Bệnh nhân 31", nữ tín đồ 61 tuổi của Tân Thiên Địa, dương tính với nCoV. Kể từ đó, số ca bệnh không ngừng tăng, có lúc gấp đôi hoặc gấp ba chỉ trong một ngày.

Năm 2015, khi dịch MERS (hội chứng hô hấp cấp Trung Đông) tấn công Hàn Quốc, ông Moon, lúc đó là lãnh đạo phe đối lập, đã gọi cuộc khủng hoảng là "thảm họa do chính phủ bất tài mà bà Park Geun-hye lãnh đạo gây ra". "Chính phủ đã biến thành chủ thể siêu lây nhiễm", ông nói.

Tổng thống Hàn Quốc lên nắm quyền sau khi người tiền nhiệm Park Geun-hye bị phế truất vì sai lầm trong việc xử lý những cuộc khủng hoảng, như vụ chìm phà Sewol, khiến công chúng tức giận.

Theo bình luận viên Choe Sang-hun của NY Times , loạt chướng ngại vật trong Covid-19 là cú lật ngược khá trớ trêu với ông Moon.

Hàn Quốc đã kiềm chế dịch MERS sau khi 186 người nhiễm bệnh và 38 ca tử vong. Từ những bài học rút ra, giới chức y tế nước này ráo riết theo dõi và cách ly bệnh nhân khi dịch Covid-19 bùng phát, xét nghiệm tới hơn 10.000 người mỗi ngày.

Sự gia tăng đột biến số ca nhiễm nCoV ở Hàn Quốc những ngày gần đây dịch vụ biên dịch một phần do nỗ lực phát hiện đó. Chính quyền cũng công bố số liệu rất nhanh chóng, thông qua những ứng dụng trên smartphone để cập nhật theo thời gian thực cho người dân về địa điểm bệnh nhân từng đến, gửi thông báo nếu họ tiếp cận nơi đó.

Dù tỷ lệ tử vong thấp hơn MERS, dịch Covid-19 dường như dễ lây nhiễm hơn rất nhiều. Tình trạng nCoV lây lan nhanh chóng khắp đất nước khiến người dân Hàn Quốc nghi ngờ chiến lược chống dịch của ông Moon, chủ yếu dựa vào sự hợp tác và nhận thức của cộng đồng.

Trong khi chính phủ Hàn Quốc tích cực cảnh báo người dân thực hiện những biện pháp đề phòng như đeo khẩu trang và rửa tay, họ vẫn cố duy trì hoạt động kinh tế nhiều nhất có thể. Thêm vào đó, việc theo đuổi những biện pháp cứng rắn cũng tiềm ẩn rủi ro chính trị.

Khi chính phủ cố gắng cấm các cuộc biểu tình vì lo ngại sức khỏe cộng đồng, những người tham gia tuần hành cáo buộc đây là sự đàn áp chính trị. Kế hoạch "phong tỏa" thành phố Daegu và khu vực lân cận cũng bị nhiều chính trị gia bảo thủ coi là động thái bao vây những địa phương của chính đất nước, trong khi không thể quay lưng với Trung Quốc.

Những "đòn đánh" chính trị diễn ra chớp nhoáng, buộc chính quyền của ông Moon phải gạt bỏ toàn bộ kế hoạch phong tỏa. Hong Ihk-pyo, phát ngôn viên của đảng Dân chủ, người công bố kế hoạch phong tỏa Daegu, đã từ chức.

Cơn thịnh nộ của người Hàn tiếp tục tăng lên vào tuần này trước việc một số thành phố Trung Quốc bắt đầu cách ly những khách Hàn Quốc nhập cảnh, trong khi chính phủ của họ không áp dụng biện pháp tương tự với khách Trung Quốc. Đơn kiến nghị trực tuyến yêu cầu Nhà Xanh cấm khách Trung Quốc đã nhận được hơn 760.000 chữ ký.

Đông đảo người Hàn cũng tập trung trút giận vào giáo phái Tân Thiên Địa. Những hoạt động của giáo phái này, như ngồi sát nhau trên sàn trong các buổi lễ và tích cực truyền đạo, được cho là yếu tố khiến dịch bệnh lan nhanh. 920.000 người đã ký vào đơn kiến nghị yêu cầu chính phủ giải tán giáo phái.

Ông Moon kêu gọi người dân đoàn kết, nói thêm rằng những ngày tới là "giai đoạn quan trọng" trong việc xác định tình trạng lây lan virus tại đất nước. Tuy nhiên, một số người cáo buộc chính phủ đang tìm cách đổ lỗi cho giáo phái Tân Thiên Địa, trong khi các tín đồ cũng là nạn nhân của dịch bệnh.

"Những gì chúng ta thấy cho đến nay là sự thất bại hoàn toàn của hệ thống phòng dịch. Nguyên nhân lớn nhất là chính phủ đã bỏ qua quy tắc kiểm soát dịch bệnh vô cùng cơ bản: ngăn chặn nguồn lây nhiễm", Choi Dae-zip, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc, đề cập đến việc chính quyền ông Moon không cấm khách Trung Quốc.

Ánh Ngọc (Theo NY Times )

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh

*Cập nhật 17:26: Hàn Quốc xác nhận thêm 3 trường hợp tử vong vì virus corona chủng mới. Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.

Tính đến thời điểm dịch vụ biên dịch hiện tại, 16 trường hợp đã tử vong.

*Cập nhật 15:20: Yonhap đưa tin, Hàn Quốc xác nhận thêm 315 người dương tính với virus corona chủng mới (SARS-CoV-2). Tổng cộng trong ngày đã có 571 người nhiễm mới, vượt qua kỷ lục 505 người vào ngày 27/2.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới, 447 tại Daegu và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng số ca nhiễm bệnh là 2337 người, 13 trường hợp tử vong.

Yonhap đưa tin ngày 28/2, Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận 571 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại đây lên hơn 2337 người (chính xác là 2022), tăng hơn gấp đôi chỉ sau 2 ngày (26/2 số người nhiễm chỉ mới hơn 1000).  Hơn 1/2 trong số người nhiễm mới có liên quan đến giáo phái Shincheonji tại thành phố Daegu, cách Seoul 300km, và hiện hơn 9000 tín đồ đã được đưa vào diện cách ly.

Cho đến thời điểm hiện tại, 16 người đã tử vong, trong đó 3 trường hợp mới nhất xảy ra trong ngày 28/2.  Cả 3 nạn nhân đều là nữ, trong độ tuổi 60 - 90, tử vong tại thành phố Daegu.

Nhà chức trách cho biết 2 trong số các nạn nhân mới nhất có kết quả dương tính với virus sau khi tử vong. Người còn lại xác nhận nhiễm vào ngày 23/2. Các chuyên gia hiện đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác gây ra cái chết của họ.  

Hàn Quốc: Thêm 3 trường hợp thiệt mạng vì virus corona, tăng kỷ lục 571 người nhiễm mới trong ngày, tổng cộng 2337 người nhiễm bệnh - Ảnh 2.

Các chuyên viên kiểm dịch tiến hành tẩy trùng tại Seoul

Hàn Quốc xác nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus tại đây là một phụ nữ người Trung Quốc đến từ Vũ Hán vào ngày 20/1. Tuy nhiên, tốc độ lây lan của dịch bệnh đã không nghiêm trọng cho đến khi bệnh nhân số 31 - một người phụ nữ 61 tuổi tại Daegu xuất hiện vào ngày 18/2, có liên quan đến giáo phái Shincheonji.

Hơn 1/2 trong số 571 trường hợp nhiễm mới,447 tại Daegu, và 64 trường hợp ở tỉnh Bắc Gyeongsang - cũng là hai khu vực dịch bệnh bùng phát mạnh nhất. Tổng cộng, Daegu và Bắc Gyeongsang lần lượt có số ca nhiễm là 1313 và 394. Một số tỉnh và thành phố lớn khác cũng ghi nhận các ca nhiễm mới, như Seoul có thêm 6 trường hợp. Tổng cộng, Seoul đã có 62 ca lây nhiễm chủ yếu trong bệnh viện.

Daejeon và Busan lần lượt là 4 và 2 trường hợp. Gyeonggi có 4, và tỉnh Nam Gyeongsang có 3 người nhiễm mới.

Thứ trưởng bộ Y tế Hàn Quốc Kim Gang-lip cho biết, họ đã hoàn tất kiểm tra sơ bộ 1299 thành viên giáo phái Shincheonji có xuất hiện triệu chứng. Kết quả sẽ được trả về vào cuối tuần, và con số dự tính có thể "rất cao" - Kim thông báo.

Chính phủ Hàn Quốc cũng đã yêu cầu 1638 tín đồ giáo phái này phải tự cách ly do xuất hiện triệu chứng. Theo Kim Nam-joong - bác sĩ khoa phổi tại ĐH Y quốc gia Seoul, số lượng các trường hợp xác nhận lây nhiễm được dự đoán sẽ tăng lên. Dẫu vậy Kim cho biết trong thời gian tới, con số sẽ giảm xuống khi đỉnh dịch qua đi.

Kể từ khi nâng mức cảnh báo lên "báo động đỏ" - mức cao nhất vào ngày 23/2, các cơ quan Y tế Hàn Quốc đang cố gắng kìm hãm sự lây lan của virus tại Daegu - nơi được xem là trung tâm bùng phát dịch bệnh - và tỉnh Bắc Gyeongsang. Theo dự tính, số lượng lây nhiễm sẽ còn tăng hơn nữa trong những ngày tiếp theo, sau khi các chuyên gia quyết định sẽ xét nghiệm toàn bộ 210.000 thành viên của giáo phái Shincheonji.

Hiện tại, 26 trường hợp đã phục hồi - theo số liệu từ KCDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc). 24.751 người được xét nghiệm và đưa vào diện cách ly. Tổng cộng, gần 70.000 trường hợp đã được xét nghiệm, nhưng 44.167 cho kết quả âm tính.

Nguồn: Yonhap

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình "khóc thét"

Có thể nói, mì tôm là một món ăn sáng huyền thoại của rất nhiều thế hệ, đặc biệt là hội 8x, 9x. Khi đó, do điều kiện chưa được như bây giờ, mỗi sáng trước khi đi học, đi làm chỉ úp nhanh một bát mì tôm để ăn sáng, như thế là cũng ấm lòng lắm rồi! 

Bên cạnh mì tôm, nếu nói về món ăn sáng kinh điển những ngày sau Tết, thì ấy chính là... bánh chưng. Đúng thế! Vì sau Tết bánh chưng còn rất nhiều nên mỗi nhà đều huy động con cái cháu chắt ăn thật nhiệt tình cho hết hơn chục cái bánh chưng đã dịch vụ biên dịch gói cho Tết vừa rồi. Thông thường, đa số mọi người sẽ rán bánh chưng để ăn sáng. Thế nhưng có bao giờ bạn nghĩ rằng sẽ kết hợp với một món ăn kinh điển khác.

Ví dụ như mì tôm.

Ví dụ như thế này...

Kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của nhiều người, ngờ đâu lại khiến dân tình khóc thét - Ảnh 1.

(Ảnh: Ngoa Food).

Dù đều là những món ăn đã rất quen thuộc, thậm chí còn được coi là huyền thoại, thế nhưng khi kết hợp với nhau thì quả thật lại không hề liên quan. Nhiều người còn tỏ ra sửng sốt với màn kết hợp có 1-0-2 này!

- K. Linh: Xin lỗi nhưng em nhìn em thấy hơi sợ á!

- A. Anh: Nhìn chắc dạ phết nhỉ, no đến chiều.

- M. Quyên: Các bạn nghĩ sao về mì cay trộn với khoai tây luộc.

- N. Huyền: Đừng bao giờ bỏ bữa sáng của bạn nhé!

- N. A: Khi bạn ăn mì gói thèm topping nhưng nhà chỉ còn bánh chưng à? 

Còn bạn, bạn nghĩ sao về việc kết hợp 2 món ăn sáng kinh điển của rất nhiều thế hệ này? 

Thăm dò ý kiến

Bạn nghĩ sao về mì tôm kết hợp với bánh chưng?

Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên

Cập nhật: Tính đến chiều ngày 28/2, đã có một số tỉnh thông báo cho học sinh THPT đi học từ 2/3, học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ tiếp 1-2 tuần hoặc chờ thông báo: Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Nghệ An, Phú Thọ, Bình Phước, Quảng Ninh, Long An, Bắc Giang, Cà Mau, An Giang, Hải Dương, Nam Định, Tiền Giang, Bạc Liêu, Điện Biên, Hà Giang, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hoá, Kiên Giang,  Vĩnh Long, ...

Riêng Hà Nội và Tiền Giang cho tất cả học sinh các cấp từ  mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

TP.HCM là tỉnh cuối cùng đã ra quyết định cho học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS và lớp 10,11 được nghỉ hết 15/3. Riêng học sinh lớp 12 được nghỉ hết 8/3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 1.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 2.
63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 3.

Cụ thể:

Hà Nội: tất cả học sinh các cấp từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT nghỉ hết 8/3.

Quảng Trị: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3), học sinh THPT đi học vào ngày 3/3.

Hưng Yên:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 1 tuần (từ ngày 2/3-8/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Vĩnh Phúc:  học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Lai Châu:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 15/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Kon Tum: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 8/3. Học sinh các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3

Thái Nguyên:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Bình Dương: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm 2 tuần (từ ngày 2/3-15/3); các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Lạng Sơn: UBND tỉnh đồng ý với kiến nghị cho học sinh cấp mầm non, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần (đến hết 8/3). Học sinh THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Cao Bằng : cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 7/3; học sinh các cấp quay trở lại học từ ngày 2/3.

Bắc Kạn UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Tây Ninh: học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ hết 14/3; các cấp còn lại đi học từ 2/3.

Hà Tĩnh: thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi nào có thông báo tiếp theo. Các cấp THPT, GDTX và sinh viên toàn tỉnh đi học lại từ ngày 2/3.

Khánh Hòa:   quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Ninh Bình:   UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Thừa Thiên Huế: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đồng ý cho học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại vào ngày 2/3. Đối với học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học đến ngày 8/3. Bên cạnh, Sở GD-ĐT cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch Covid-19 chờ ngày học sinh trở lại.

Sóc Trăng:  ch o học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/ 3.

Bình Định : quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3.

Bà Rịa - Vũng Tàu : tiếp tục cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần đến hết ngày 7-3, còn học sinh THPT, học viên, sinh viên của các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trên địa bàn bắt đầu đi học lại từ ngày 2-3.

Bắc Ninh:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Trà Vinh : thôngbáo học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học thêm một tuần từ 2-3 đến 8-3. Riêng cấp THPT, học viên các trường cao đẳng và trung cấp, trung tâm giáo dục thường xuyên nhập học trở lại ngày 2-3.

Bến Tre : cho học sinh từ mầm non đến lớp 8 nghỉ đến hết 8-3, các khối lớp còn lại và sinh viên nghỉ đến hết 1-3 và đi học lại từ 2-3.

Hậu Giang: quyết định học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến khi có thông báo mới. Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hòa Bình: quyết định cho học sinh m ầm non và Tiểu học nghỉ hết 15/3, THCS nghỉ hết 8/3; các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Hà Nam: quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ trong 2 tuần (đến hết ngày 15/3). Các cấp còn lại đi học từ ngày 2/3.

Quảng Bình : thông báo cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3; học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên đi nghỉ đến hết 1-3.

Hải Phòng : UBND tỉnh đồng ý cho học sinh mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học từ ngày 2 đến hết 8-3. Học sinh các trường THPT và học viên Trung tâm GDTX trên địa bàn sẽ đi học trở lại từ ngày 2-3.

Yên Bái : cho học sinh cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ trong vòng 2 tuần (từ 2/3-15/3). Học sinh các trường THPT, học viên GDTX và sinh viên trên địa bàn đi học lại từ ngày 2/3.

Cần Thơ : cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến 15-3. Cấp THPT và học viên trung tâm giáo dục thường xuyên học lại từ ngày 2-3.

Thái Bình:  có công văn hỏa tốc về việc tiếp tục cho học sinh trên địa bàn tỉnh này nghỉ học để phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, học sinh khối mầm non, tiểu học, học sinh THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3; học sinh các trường THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3.

Đà Nẵng:  thống nhất chọn phương án theo đề nghị của Sở GD-ĐT Đà Nẵng cho trẻ mầm non, học sinh, học viên từ lớp 1 đến lớp 11 tiếp tục nghỉ học đến ngày 8-3. Riêng học sinh, học viên lớp 12 đi học lại từ ngày 2-3.

Vĩnh Long: Học sinh lớp 12 sẽ đi học lại từ ngày 2/3; lớp 10, 11 nghỉ đến 8/3; các cấp mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến 15/3.

Kiên Giang: cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ đến hết 14/3,học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, sinh viên nghỉ đến hết 1/3.

Thanh Hoá:  cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ để phòng dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học lại từ 2/3.

Lào Cai:  cho học sinh MN, TH và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8/3/2020 để phòng chống dịch Covid-19. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên đi học trở lại từ ngày 2/3/2020.

Sơn La: cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ học đến hết ngày 8/3. Học sinh THPT, học viên giáo dục thường xuyên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Gia Lai: UBND tỉnh Gia Lai quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở nghỉ đến hết ngày 8/3; các cấp khác đi học trở lại vào ngày 2/3.

Đắk Nông:  đã có quyết định cho học sinh từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ đến hết 8/3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đắk Lắk:  UBND tỉnh thống nhất cho học sinh THPT, giáo dục thường xuyên trên địa bàn đến trường từ ngày 2/3. Học sinh các cấp khác tiếp tục nghỉ thêm một tuần theo kiến nghị của Bộ GD&ĐT.

Quảng Nam: Sở GD&ĐT tỉnh quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3. Các cấp khác đi học từ ngày 2/3.

Đồng Nai: Trưa chiều ngày 28/2, Sở GD-ĐT Đồng Nai đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 2 tuần (từ ngày 2 - 14/3). Đối với bậc THPT và trung tâm GDNN-GDTX, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3.

Đồng Tháp: UBND tỉnh quyết định cho học sinh lớp 9, THPT và giáo dục thường xuyên trên địa phương bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Học sinh các lớp khác tiếp tục nghỉ học thêm 1 tuần.

Hà Giang: Học sinh THPT, sinh viên các trường chuyên nghiệp bắt đầu đi học từ ngày 2/3. Trẻ mầm non, học sinh tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ từ ngày 2/3 đến hết ngày 8/3.

Lâm Đồng:  Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học lại từ ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ đến hết ngày 8/3.

Hải Dương: Trưa ngày 28/2, Sở GD-ĐT Hải Dương đã quyết định  cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3). Đối với bậc THPT và t rung tâm GDNN-GDTX , học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3. 

Điện Biên : Các trường cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện cho học sinh THPT, học viên, sinh viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh tiếp tục nghỉ dạy và học đến hết ngày 15/3.

Bạc Liêu:   Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu thống nhất cho học sinh THPT, sinh viên, học viên giáo dục thường xuyên, đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh đi học trở lại từ đầu tuần tới (ngày 2/3).  Trước mắt, cho trẻ em, học sinh cấp Mầm non, Tiểu học, THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 7/3.

Nam Định : X ét tờ trình đề nghị của Sở GD-ĐT Nam Định về việc cho học sinh, sinh viên đi học trở lại, UBND tỉnh đồng ý cho trẻ em các cơ sở giáo dục mầm non, học sinh tiểu học và THCS tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 15/3.  Học sinh, học viên, sinh viên các trường THPT, trung tâm GDNN-GDTX, các cơ sở đào tạo nghề, các trường trung cấp, CĐ, ĐH trên địa bàn đi học trở lại từ ngày 2/3.

Tiền Giang Sở GD-ĐT Tiền Giang cho biết toàn bộ học sinh, học viên các cấp học, bậc học mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên (kể cả học viên các trung tâm ngoại ngữ, tin học, dạy thêm) các trường, trung tâm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục được nghỉ học từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3.

Quảng Ngãi: Sáng 28/2, ông Đỗ Văn Phu - Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định cho học sinh từ bậc Mầm non đến THCS dịch vụ biên dịch nghỉ học thêm 1 tuần (từ ngày 2 - 8/3) . Đối với bậc THPT và hệ bổ túc THPT, học sinh sẽ đi học trở lại từ ngày 2/3 . Sở GD&ĐT đã yêu cầu các điểm trường sẵn sàng đón học sinh trở lại học tập.

Trong khoảng thời gian này, Sở sẽ có thông báo tiếp theo về việc cho học sinh đi học trở lại hay tiếp tục nghỉ phòng chống Covid-19.

Quảng Ninh  vừa ban hành Công văn số 1148/UBND-GD thông báo học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ thêm hai tuần để phòng dịch Covid-19, thời gian trở lại trường dự kiến là ngày 16/3. Học sinh THPT và học viên giáo dục thường xuyên có thể đi học lại từ ngày 2/3.

Trước đó, UBND tỉnh đã ban hành công văn hỏa tốc thông báo toàn bộ học sinh các cấp đi học trở lại ngày 2/3. Tuy nhiên trên cơ sở ý kiến đề nghị của Bộ GD&ĐT, trước diễn biến của tình hình dịch bệnh, UBND tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi thời gian trở lại trường của học sinh.

Ninh Thuận : Sáng 28/2, UBND tỉnh Ninh Thuận ra quyết định cho tất cả học sinh mầm non, tiểu học, THCS nghỉ từ 2/3-8/3. Riêng học sinh THPT, học viên GDTX đi học lại từ ngày 2/3.

Bình Thuận : Sau khi có văn bản từ Bộ GD-ĐT, UBND Bình Thuận đã chính thức quyết định cho học sinh mầm non, tiểu học và THCS nghỉ học 2 tuần. Học sinh THPT, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục đi học trở lại vào ngày 2/3.

Nghệ An : UBND tỉnh Nghệ An đã chính thức ra quyết định cho  học sinh THPT đi học lại vào ngày 2/3, học sinh THCS đi học lại vào 9/3, bậc mầm non và tiểu học đi học lại vào 16/3.

Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu các trường cần phải phun thuốc tẩy trùng lần nữa trước khi học sinh đi học trở lại. Với cấp THPT, trường cần tiến hành vào ngày 29/2; còn với cấp mầm non, tiểu học phun trước 2 ngày học sinh trở lại trưởng.

Phú Thọ : Ông Phùng Quốc Lập - Phó giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ - thông tin đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh. Dự kiến, học sinh các trường THPT trên toàn tỉnh đi học trở lại vào ngày 2/3. Học sinh mầm non, tiểu học và THCS sẽ nghỉ tiếp 1-2 tuần.

Bình Phước : Ngày 28-2, Sở Giáo dục - Đào tạo (GD&ĐT) Bình Phước đã có công văn gửi các phòng GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc thông báo về việc đi học trở lại của học sinh, sinh viên trên toàn tỉnh. Theo đó, trẻ mầm non, học sinh tiểu học và trung học cơ sở (các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập) tiếp tục nghỉ học 2 tuần (từ ngày 2/3 đến 14/3). Học sinh cấp trung học phổ thông, sinh viên, học viên trong các cơ sở giáo dục bắt đầu đi trở lại từ 2/3.

Long An : UBND tỉnh Long An cũng vừa có quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 nghỉ thêm 1 tuần (đến 7-3), trong khi học sinh THPT, học sinh hệ giáo dục thường xuyên và sinh viên đi học lại từ 2-3.

Bắc Giang : Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành văn bản thông báo học sinh trên địa bàn ở bậc mầm non, tiểu học nghỉ từ ngày 2/3 đến hết 8/3. Học sinh THCS, THPT, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường cao đẳng, học sinh, sinh viên trở lại trường từ 2/3.

An Giang: Sáng 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình đã chính thức quyết định cho học sinh và sinh viên toàn địa phương nghỉ học dựa theo công văn mới nhất Bộ GD-ĐT vừa công bố. Cụ thể, tiếp tục cho học sinh mầm non, mẫu giáo, tiểu học và THCS nghỉ thêm 1 tuần từ ngày 2-3 đến hết ngày 8-3. Còn lại học sinh khối THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp trở lại nhập học từ ngày 2-3.

Cà Mau: quyết định cho học sinh từ mầm non tới lớp 9 tiếp tục nghỉ học đến hết ngày 8-3. Học sinh THPT, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp bắt đầu đi học trở lại từ 2-3.

63 tỉnh thành quyết định lịch đi học, nghỉ học của học sinh, sinh viên - Ảnh 4.

Trước đó chiều 27/2, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Phùng Xuân Nhạ đã ký công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho học sinh đi học trở lại sau thời gian nghỉ học để phòng, chống Covid-19.

Trước tình hình Covid-19 đang có diễn biến phức tạp ở một số nước, Bộ GDĐT đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở tiếp tục nghỉ học từ 01 đến 02 tuần (học sinh trung học phổ thông và học viên giáo dục thường xuyên đi học từ ngày 02/3/2020).

Bộ GDĐT đề nghị các địa phương chỉ đạo các nhà trường thực hiện nghiêm quy trình phòng, chống Covid-19, đảm an toàn trường học theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Cập nhật lịch nghỉ học, đi học trở lại Nhanh và Chính xác nhất của học sinh, sinh viên, học viên cả nước tại ĐÂY!

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2020

Thêm 87 ca nhiễm virus corona ở Hàn Quốc

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng nay thông báo 142 ca nhiễm mới. Với thêm 87 ca cập nhật vào chiều nay, tổng số ca nhiễm mới ghi nhận hôm nay là 229.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế đưa bệnh nhân nCoV vào bệnh viện ở Chuncheon ngày 22/2. Ảnh: AFP .

Trong số 229 ca mới, 95 trường hợp liên quan đến bệnh viện Daenam ở Cheongdo, tỉnh Bắc Gyeongsang, nơi xảy ra ca tử vong do nCoV đầu tiên tại Hàn Quốc. Hôm qua, một bệnh nhân khác chết tại bệnh viện ở Busan sau khi được điều chuyển từ bệnh viện Daenam.

Trong số các trường hợp mới, 62 ca liên quan đến giáo phái Shincheonji (Tân Thiên Địa). Một nữ tín đồ 61 tuổi , được gọi là "bệnh nhân 31", được cho là đã lây virus cho những người khác khi tham dự các buổi lễ tại nhà thờ ở Daegu của giáo phái.

Tổng cộng 111 ca, gồm 9 nhân viên y tế và 102 bệnh nhân, được ghi nhận ở bệnh viện Daenam. Cơ sở này bị phong tỏa để ngăn chặn lây lan virus. Tổng số 231 ca nhiễm liên quan đến các buổi lễ của Tân Thiên Địa ở Daegu. KCDC cho biết họ đã yêu cầu 9.336 thành viên Tân Thiên Địa tự cách ly. Trong số đó, 544 người nghi nhiễm đang được xét nghiệm.

Giới chức đang xem xét mối liên Biên dịch quan giữa bệnh viện và giáo phái. Gần như tất cả bệnh nhân của khoa tâm thần tại bệnh viện Daenam đều nhiễm virus. Hồi đầu tháng này, đám tang anh của người sáng lập Tân Thiên Địa được tổ chức tại cùng tòa nhà với khoa tâm thần.

Hàn Quốc cũng phát hiện các ca nhiễm tại những tỉnh khác như Jeju, Chungcheong, Bắc Jeolla, Gyeonggi. 4 ca nhiễm được phát hiện tại Busan, thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc với 3,4 triệu dân. Samsung Electronics hôm nay cho biết phát hiện một nhân viên nhiễm nCoV tại tổ hợp nhà máy sản xuất thiết bị di động ở thành phố Gumi, đông nam Hàn Quốc. Samsung dự kiến đóng cửa toàn bộ cơ sở cho đến sáng 24/2.

Hầu hết bệnh nhân nhiễm nCoV ở Hàn Quốc trong tình trạng ổn định, nhưng khoảng 9 người có bệnh lý nền trong tình trạng tương đối nguy kịch. 18 người nhiễm nCoV đã khỏi bệnh.

Phương Vũ (Theo Yonhap )

Tôi từ chối 400m2 đất thừa kế

Vấn đề phân chia tài sản , tôi cho rằng chỉ những gia đình mà nơi đó tình anh em không lớn bằng đồng tiền thì mới sảy ra sự tranh giành, ghen tị ấm ức.

Còn với gia đình tôi chẳng hạn, không bao giờ xảy ra chuyện đó. Bởi anh em chúng tôi yêu thương nhau hơn bản thân mình. Chúng tôi đều quan niệm nhường nhịn nhau: anh không ăn thì em ăn, con anh không ăn thì con em ăn.

Cha mẹ chúng tôi là những giáo viên nghèo, khi cha tôi đột ngột ốm và qua đời, anh trai tôi mới 25 tuổi. Bây giờ thỉnh thoảng tôi vẫn mơ thấy hình ảnh anh trai tôi một mình chạy đôn chạy đáo trong bệnh viện một tháng trời. Các bác sĩ ở bệnh viện khi ấy đều nói với cha mẹ chúng tôi rằng ông bà thật may mắn vì có đứa con trai thật có hiếu và nhanh nhẹ.

'Con trai phụng dưỡng nhiều nên được cha mẹ ưu tiên hơn'

Cha mất, tài sản để lại không có gì ngoài 2000 m2 đất ở nông thôn (giá trị rất thấp). Cách đây 4 năm, một con đường mở qua. Đám đất ấy của chúng tôi trở nên có giá trị.

Vì đất đứng tên cha nên chúng tôi thống nhất là còn mẹ thì sang tên cho mẹ. Mẹ hỏi ý anh thế nào: Anh nói đấy là phần kỷ niệm của cha để lại cho mẹ và các con. Anh mong muốn là tách cho tôi và em tôi mỗi đứa một phần, còn phần của mẹ và anh thì mẹ hãy đứng tên.

Tôi và em tôi đều nhất trí là không ai lấy cả, để lại cho anh hết. Nhưng anh trai tôi vì muốn các em có chút kỷ niệm của bố nên đã sang tên cho chúng tôi mỗi đứa 400 m2. Em tôi đã khóc mà xin anh rằng cứ giữ lấy nó, vì chúng tôi nhìn thấy anh như nhìn thấy cha nên mong muốn những gì tốt nhất cho anh. Và vì thế hai cuốn sổ đỏ tên chúng tôi vẫn nằm trong két nhà anh.

Tôi tin rằng, gia đình nếu thật sự yêu thương nhau sẽ không bao giờ có chuyện tranh giành đất đai, nhà cửa. Thậm chí, anh, chị em trong gia đình còn nhường nhịn nhau, giành những điều tốt đẹp nhất cho nhau.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Thư Châu

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: "Chồng người ta" chưa bao giờ làm chị em thất vọng

Hai tuần sau đám cưới, Duy Mạnh và Quỳnh Anh vẫn chưa thể có tuần trăng mật lãng mạn do Biên dịch Duy Mạnh còn đang bận bịu với lịch tập luyện và thi đấu giao hữu cùng CLB Hà Nội. Bù lại, anh chàng được sống trong không khí của tổ ấm mới và tỏ ra rất biết cách chiều chuộng vợ. 

Khi ra ngoài, Mạnh "gắt" hào phóng chi tiền để vợ mua sắm hàng hiệu giải khuây, đưa vợ đi ăn uống ở những địa điểm nổi tiếng. Lúc về nhà, anh chàng lại chăm vợ khéo ra phết, xứng đáng điểm 10 đấy nhé.

Điều này được Quỳnh Anh chia sẻ trên Instagram cá nhân mới đây. Nhân lúc Duy Mạnh đang chăm chú lấy từng thìa sữa bột để pha cho vợ uống, Quỳnh Anh đã chụp ảnh lại và hạnh phúc khoe lên mạng xã hội để chị em cùng ngưỡng mộ. 

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 1.

Quỳnh Anh hạnh phúc khi được chồng chăm sóc.

Muốn biết khái niệm "chồng nhà người ta" được định nghĩa như thế nào thì cứ nhìn Duy Mạnh là ra các nàng nhỉ. Chàng cầu thủ quốc dân hằng ngày vẫn chăm chỉ làm việc, kiếm tiền giỏi, nổi tiếng khắp cả nước ấy trở về nhà lại hoá người chồng bình thường, quan tâm và chăm sóc cho vợ chu đáo thế này. 

Duy Mạnh và Quỳnh Anh làm đám cưới linh đình khắp vùng vào ngày 9/2/2020. Đám cưới là kết quả tốt đẹp của 4 năm yêu nhau. Quỳnh Anh tiết lộ mỗi lần cãi nhau, Duy Mạnh sẽ là người làm lành và an ủi người yêu trước. Khi yêu, anh chàng đã luôn cố gắng đem những điều tốt đẹp nhất mình có thể làm được để dành tặng bạn gái. Chưa biết tương lai thế nào nhưng hiện tại Quỳnh Anh quả thực là cô vợ rất may mắn khi có được Duy Mạnh đúng không nào.

Duy Mạnh tự tay pha sữa cho Quỳnh Anh uống: Chồng người ta chưa bao giờ làm chị em thất vọng - Ảnh 2.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ

Sau khi rời khỏi "nhà tù nổi" đóng ở cảng Yokohama vào thứ tư 19/2, nữ hành khách (ngoài 60 tuổi) và chồng (ngoài 70 tuổi) đã dùng phương tiện công cộng về tỉnh Tochigi.

Người phụ nữ luôn đeo khẩu trang sau khi rời khỏi du thuyền. Bà cũng chỉ đi ra ngoài mua sắm 1 lần kể từ lúc về nhà. Ngày 21/2, bà có triệu chứng cảm và được chẩn đoán nhiễm virus vào ngày hôm sau. Hiện tại, người chồng không có triệu chứng.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 1.

Nhật Bản vừa ghi nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên sau khi rời du thuyền (Ảnh: Yahoo).

Theo Kyodo News , chính quyền Nhật Bản đã vấp phải chỉ trích gay gắt với quyết định cách ly hơn 3.700 hành khách và thủy thủ trên du thuyền. Quyết định này nhắm vào hai mục đích lý tưởng: vừa tránh lây virus ở Nhật Bản, vừa bảo vệ sự an toàn cho hành khách và thủy thủ sau khi chuyển người bệnh đến cơ sở y tế.

Tuy nhiên, kế hoạch ban đầu đã đổ vỡ khi có đến 634 người nhiễm virus corona. Trước tình hình đó, giới chức Nhật lại cho rằng thời gian cách ly đã hết vào ngày 19/2 và cho toàn bộ hành khách âm tính với virus rời khỏi tàu.

Đáng chú ý là đến ngày 22/2, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản bất ngờ cho biết, họ đã sơ sót bỏ qua, không xét nghiệm thường xuyên cho 23 hành khách - bao gồm 19 người Nhật và 4 người nước ngoài. "Tôi thật sự ân hận về lỗi lầm này. Chúng tôi sẽ nỗ lực hết sức để không sai phạm nữa" - Bộ trưởng Katsunobu Kato nói với báo giới.

Được biết, người phụ nữ tỉnh Tochigi không nằm trong 23 trường hợp bị bỏ sót. Ngoài ra, Bộ trưởng Kato nói dù không được kiểm tra thường xuyên, 23 hành khách này đã có kết quả âm tính vào lần xét nghiệm trước ngày 5/2. Ông Kato còn cho biết không ai trong nhóm này báo cáo có triệu chứng và 20 người đã đồng ý làm xét nghiệm. Hiện 3 người đã âm tính với nCoV.

Nữ hành khách Nhật dương tính với virus corona sau khi rời du thuyền Diamond Princess, 23 người khác chưa được xét nghiệm kĩ - Ảnh 2.

Đã có 25 người nước ngoài và 1 người Nhật nhiễm nCoV khi rời khỏi du thuyền Diamond Princess (Ảnh: Getty).

Du thuyền Diamond Princess có 3.711 hành khách và thủy thủ đến từ 56 quốc gia và vùng lãnh thổ. Biên dịch Sau thời gian cách ly, 969 người đã rời tàu, 634 người khác đã nhiễm Covid-19 và điều trị tại các bệnh viện của Nhật Bản. Thêm vào đó, khoảng 1.000 thủy thủ vẫn còn ở trên tàu để tiếp tục cách ly và 200 hành khách khác đang chờ đợi chuyến bay hồi hương do chính phủ các nước sắp xếp.

Đến nay, khoảng 759 hành khách nước ngoài đã rời khỏi Nhật Bản. Bộ trưởng Kato nói trong số này đã ghi nhận 25 người nhiễm nCoV , bao gồm 18 người Mỹ, 6 người Úc và 1 người Israel.

*Tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc đang có chuyển biến phức tạp. Theo dõi thêm tại đây.

(Theo Kyodo News)

Thứ Bảy, 15 tháng 2, 2020

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố "mẹ đẻ" OST phim Lật Mặt muốn gây sự chú ý

Để mọi người hiểu rõ về những lùm xùm xoay quanh bản quyền ca khúc Gánh Mẹ - nhạc phim Lật Mặt 4: Nhà Có Khách , Lý Hải đã tường thuật toàn bộ câu chuyện bằng việc ghi lại một clip dài tới 11 phút.

Lý Hải bức xúc nói về việc bị Trương Minh Nhật đòi 4 tỷ

Đạo diễn Lý Hải cho biết năm 2019, khi thực hiện phần hậu kỳ của phim điện ảnh Lật Mặt 4: Nhà Có Khách, Lý Hải cảm thấy cần tìm một đoạn nhạc về tình cảm gia đình để lồng vào một phân cảnh. Khi đó, anh bất chợt nhớ đến Quách Beem và được nam ca sĩ kiêm nhạc sĩ đồng ý cho sử dụng miễn phí ca khúc Gánh Mẹ. Quách Beem cũng là người có giấy chứng nhận của Cục bản quyền tác giả là tác giả, chủ sở hữu ca khúc Gánh Mẹ.

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 2.

Bản quyền ca khúc Gánh Mẹ của Quách Beem

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 3.

Thông tin đăng kí bản quyền bài hát Gánh Mẹ

Tuy nhiên, vì không muốn lợi dụng tình cảm của đàn em và muốn công việc rõ ràng nên Lý Hải đã đề nghị Quách Beem ký hợp đồng theo đúng quy định pháp luật cho phép công ty của anh là Lý Hải Production sử dụng tác quyền ca khúc Gánh Mẹ đồng thời trả tiền tác quyền cho nhạc sĩ. Trong hợp đồng, tác giả cũng cam kết là người chịu hoàn toàn trách nhiệm về bản quyền nếu có sự tranh chấp.

Khoảng 8 tháng sau khi Lật Mặt 4 ngừng chiếu, vào tháng 12/2019, Lý Hải bất ngờ nhận được thư triệu tập của tòa án vì bị ông Trương Minh Nhật, người tự nhận là tác giả phần lời của ca khúc Gánh Mẹ, kiện vì đã sử dụng bài thơ của ông dịch thuật trong phim mà không xin phép. Trong đơn kiện, ông Trương Minh Nhật đưa ra nhiều yêu cầu dành cho Lý Hải và công ty của anh bao gồm: bồi thường 4 tỷ đồng, phải xin lỗi công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng,...

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 4.
Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 5.

Lý Hải Production bị triệu tập hầu tòa vì vấn đề bản quyền bài hát Gánh Mẹ

Lý Hải rất bức xúc và cho rằng đây là đòi hỏi vô lý từ ông Trương Minh Nhật. Theo chứng nhận của Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Quách Beem là tác giả duy nhất của bài hát Gánh Mẹ. Chia sẻ về cảm xúc của mình, Lý Hải cho biết: "Lý Hải chỉ làm việc đúng trình tự pháp luật là xin phép, làm giấy tờ mua bán tác quyền với chủ sở hữu của ca khúc đã được đơn vị có thẩm quyền công nhận. Nếu ông Trương Minh Nhật muốn đòi quyền tác giả tôi nghĩ anh nên làm việc với chủ sở hữu tác phẩm được pháp luật công nhận."

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 6.

Lý Hải cho rằng Lý Hải Production không phải là đối tượng phải chịu trách nhiệm liên quan đến vấn đề bản quyền bài Gánh Mẹ, Quách Beem mới là người phải chịu trách nhiệm chuyện đó

Ngoài vấn đề tiền bồi thường, nam ca sĩ đã đặt ra nghi vấn ông Trương Minh Nhật cố tình đâm đơn kiện một cách vô lý hòng dựa vào uy tín của Lý Hải cũng như công ty của anh để gây sự chú ý. Mặc dù ca khúc đã được lan truyền trên mạng rộng rãi từ năm 2016 nhưng đến bây giờ ông Trương Minh Nhật mới tiến hành kiện cáo công ty của anh. Trong chia sẻ công khai với báo chí từ cuối năm 2019, ông Trương Minh Nhật cho biết mình kiện ca sĩ Quách Beem chỉ vì muốn đòi lại quyền tác giả chứ không vì lý do kinh tế. Tuy nhiên, trái với những gì đã tuyên bố, ông Trương Minh Nhật lại lặng lẽ khởi kiện để đòi công ty của Lý Hải bồi thường số tiền lên tới 4 tỷ đồng và giấu kín thông tin này với truyền thông ở thời điểm đó.

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 7.

Giấy hầu tòa của TAND TP Hồ Chí Minh gửi đến ông Trương Minh Nhật, Quách Beem và Lý Hải Production

Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 8.
Bị đòi 4 tỉ tiền tác quyền, Lý Hải bức xúc tố mẹ đẻ OST Lật Mặt muốn gây sự chú ý - Ảnh 9.

Mới đây, ông Trương Minh Nhật liên tiếp tố cáo công khai Lý Hải Production về vấn đề bản quyền bài hát Gánh Mẹ

Lý Hải khẳng định công ty của mình luôn tuân thủ pháp luật và tin tưởng pháp luật. Nam ca sĩ sẵn sàng hợp tác với cơ quan có thẩm quyền nếu cần để tìm ra sự thật. Tuy nhiên, anh muốn chia sẻ rộng rãi sự việc này để rộng đường dư luận và mong nhận sự góp ý cũng như sự giúp đỡ của anh em bạn bè đồng nghiệp, người hâm mộ.

Mọi thông tin liên quan sẽ được chúng tôi cập nhật liên tục.